Chia Sẻ Kinh Nghiệm
Khám Phá
Bí ẩn hồ nước chuyển màu hồng ở Hawaii
Cấp bậc: Thần Tài VIP 0 (0 điểm)
Nhân viên tại khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia hồ Kealia ở Maui (Hawaii ) đã theo dõi làn nước màu hồng bí ẩn kể từ ngày 30.10. Các nhà khoa học cho biết hạn hán có thể là nguyên nhân gây ra màu sắc kỳ lạ và họ cảnh báo không nên lội xuống hồ hoặc uống nước từ đây, theo AP.
Ông Bret Wolfe, quản lý khu bảo tồn, lo ngại màu hồng của nước có thể là dấu hiệu cho thấy sự sinh sôi của tảo, nhưng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy tảo độc không gây ra màu sắc này. Thay vào đó, một loài vi sinh vật được gọi là "halobacteria" (vi khuẩn cổ ưa mặn) có thể là nguyên nhân.
Halobacteria là các vi khuẩn cổ (Archaea) hoặc sinh vật đơn bào phát triển mạnh trong các vùng nước có hàm lượng muối cao. Độ mặn bên trong khu vực cửa xả của hồ Kealia hiện lớn hơn 70 phần nghìn, cao gấp đôi độ mặn của nước biển. Ông Wolfe cho biết phòng thí nghiệm sẽ cần tiến hành phân tích ADN để xác định chính xác sinh vật.
Hạn hán ở Maui có thể góp phần dẫn đến hiện tượng này. Thông thường suối Waikapu chảy vào hồ Kealia và làm mực nước ở đó dâng cao, nhưng ông Wolfe cho biết chuyện đó đã không xảy ra trong một thời gian dài.
Khi trời mưa, dòng suối sẽ chảy vào phần chính của hồ Kealia, rồi sau đó chảy tới khu vực cửa xả, nơi nước đang có màu hồng. Quá trình này sẽ làm giảm độ mặn và có khả năng làm thay đổi màu của nước.
Chưa có ai ở khu bảo tồn này từng nhìn thấy hồ có màu hồng như vậy trước đây, kể cả những tình nguyện viên đã ở khu vực này suốt 70 năm qua. Tuy nhiên, trước đây hồ này đã trải qua những thời kỳ khô hạn và có độ mặn cao. Ông Wolfe không thể chắc chắn tại sao bây giờ màu sắc lại thay đổi.
Những du khách tò mò đã đổ xô đến khu vực sau khi những bức ảnh về hồ nước màu hồng xuất hiện trên mạng xã hội.
"Chúng tôi muốn họ đến nghe về sứ mệnh bảo tồn các loài chim nước bản địa có nguy cơ tuyệt chủng cũng như việc phục hồi vùng đất ngập nước của chúng tôi. Nhưng không, họ đến đây để ngắm làn nước màu hồng", ông Wolfe nói với giọng đùa vui.
"Nếu đó là lý do khiến họ đến đây thì cũng không sao cả", ông cho biết.
Khu bảo tồn này là vùng đất ngập nước cung cấp môi trường làm tổ, kiếm ăn và nghỉ ngơi cho loài cà kheo Hawaii - có tên là "aeo" - đang có nguy cơ tuyệt chủng, và loài chim coot Hawaii hay "alae keokeo". Đây cũng là nơi cư trú của các loài chim di cư trong mùa đông.
Ông Wolfe cho biết việc nước hồ chuyển sang mày hồng dường như không gây hại cho chim.
Vì đây là nơi trú ẩn của động vật hoang dã, mọi người không được phép lội xuống hồ hoặc thả thú cưng xuống đây bất kể màu sắc của nước. Tuy nhiên, các quan chức vẫn cảnh báo người dân không xuống nước hoặc ăn bất kỳ loại cá nào đánh bắt được ở đó vì nguồn gốc của màu sắc vẫn chưa được xác định
- Bé trai 14 tháng tuổi được cứu sống sau ca phẫu thuật đưa toàn bộ ruột ra ngoài kiểm tra
- Tết Thanh Minh: Ý nghĩa và nguồn gốc từ câu thơ "Thanh minh trong tiết tháng ba" của Nguyễn Du
- Sự thật rùng rợn về những kẻ sát nhân mộng du: Kẻ nào nguy hiểm hơn?
- Tự bảo vệ bản thân hiệu quả khi đối mặt chó thả rông ngoài đường
- Midu Đạt Á Khoa Thạc Sĩ: Hành Trình Nỗ Lực Của Nữ Diễn Viên Tài Năng
- Vietlott: Giải Jackpot 1 cán mốc 300 tỷ đồng - Cơ hội đổi đời cho người chơi!
- Nghi án bán độ rúng động eSports Việt Nam: 32 tuyển thủ VCS bị cấm thi đấu
- Tử vong thương tâm: 3 người Bắc Giang tử vong vì rượu ngâm lá ngón
- Nguy Hiểm: Bé 4 Tuổi Nhiễm 60 Con Giun Đũa, Bác Sĩ Cảnh Báo Cha Mẹ
- Shark Thủy bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ok